Từ chối nhập cư Thuyền_nhân

Sau 1992, những người nhập cảnh trái phép vào nước Úc được xếp dạng di dân bất hợp pháp và đều bị giam trong các trại giam di dân theo một tu chính của Đạo luật Di trú 1985. Dư luận Úc có nhiều thay đổi trong thời gian dài về vấn đề thuyền nhân. Cuối thập niên 1970, có 20-32% không muốn ai được ở lại. Đến năm 1993, con số này tăng lên 44%, với 46% ủng hộ giam giữ bắt buộc. Năm 2001, 71% đồng ý chính sách giam giữ trong thời gian xét đơn tị nạn. Đến giữa năm 2011, hơn 100 thuyền nhân Việt Nam vẫn còn bị giam trong các trại này.[4]

Chính phủ Úc xem vấn đề người xin tị nạn là một vấn đề chính trị nhạy cảm tại quốc gia này. Năm 2011, một thỏa thuận giữa chính phủ Úc và Malaysia được ký kết. Trong đó, Malaysia sẽ nhận 800 thuyền nhân bị chặn tại Úc, đổi lại, Úc sẽ nhận 4.000 người nhập cư đã đăng ký từ nước này trong vòng bốn năm tới, bất kể sự chỉ trích của các tổ chức nhân quyền chỉ về thỏa thuận này. Lý do họ đưa ra là Malaysia vẫn chưa ký Công ước Liên Hợp Quốc về người tị nạn, và các nhóm nhân quyền nói người xin tỵ nạn thường xuyên bị ngược đãi tại nơi này. Trước đây, chính phủ Úc đã sử dụng các hình ảnh video thương tâm của những người sống trong trại tạm giữ hoặc mất mạng trên biển khơi, nhằm cảnh báo các thuyền nhân khác tiếp tục nhập cư. Với nỗ lực ngăn chặn người xin tỵ nạn, chính phủ Úc đã đồng thời cho đăng tải đoạn băng ghi hình trên kênh YouTube, quay cảnh các thuyền nhân bị trục xuất bằng máy bay và gửi đến Malaysia ở tám ngôn ngữ, hướng đến các đối tượng người Iran, Afghanistan, Sri LankaIraq. Phóng viên BBC Nick Bryant từ Sydney cho biết, đoạn băng hình nhằm chuyển đi thông điệp rằng những ai muốn tìm đường tới Úc xin tị nạn sẽ có kết cục ở Malaysia.[5]

Ngày 17 tháng 4 năm 2015, một tờ báo Úc nói chính phủ Úc sẽ trao trả gần 50 người Việt Nam xin tị nạn bằng đường biển. 15 cuộc trở về bằng nhiều hình thức, áp dụng cho người xin tị nạn từ nước ngoài, đã diễn ra từ tháng 9 năm 2013. Trong số này có các tàu bị đưa trả về Indonesia và Sri Lanka. Tháng Bảy 2013, Úc đã đưa người xin tị nạn vào các trại tạm giữ ở hai đảo của Papua New Guinea. Họ không được phép tái định cư tại Úc ngay cả nếu được kết luận là những người tị nạn thực sự.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thuyền_nhân http://archives.cbc.ca/IDD-1-69-524/life_society/b... http://archives.radio-canada.ca/IDD-0-9-504/guerre... http://www.unhcr.ch/cgi-bin/texis/vtx/publ/opendoc... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/683554/b... http://www.irccsanjose.com/contents/article.aspx?c... http://boatpeople75.tripod.com/ http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid... http://digitaljournalist.org/issue0005/ch1.htm http://modernwriters.org/modules/news/article.php?... http://www.vnbp.org/